Một số trò chơi cho các bé trong khoảng 2-3 tuổi

Trong bài trước, sachwiki đã giới thiệu các trò chơi bổ ích cho trẻ từ giai đoạn 0 đến 3 tuổi . Bé ở giai đoạn này đang trong thời kỳ phát triển nhận thức, khám phá mọi vật xung quanh và luôn cần sự dẫn dắt, chỉ bảo tận tình của cha mẹ. Giai đoạn này, trẻ nhận biết thế giới thông qua cảm giác của mình, thu được kinh nghiệm học tập thông qua cách mô phỏng đơn giản rồi trưởng thành hơn qua những kinh nghiệm đó. Hãy tham khảo các trò chơi bên dưới để giúp các bé phát triển nhận thức tốt nhất nhé.

1/ Phân biệt màu sắc: Trò chơi này các bé có thể chơi cũng bố mẹ hoặc nhiều bé thì chia ra nhóm để thi với nhau.

* Vật dụng cần chuẩn bị:

– Giấy màu (nhiều màu) cắt hoặc xé nhiều hình dạng, kích thước khoảng 4 – 5 cm vuông.

– 1 cái rổ hoặc thùng lớn, 4 – 5 cái rổ hoặc thùng nhỏ (tùy theo số lượng màu sắc đã chuẩn bị)

– Cho tất cả các loại giấy màu đã cắt vào rổ lớn, xếp rổ nhỏ thành hàng ngang để các bé cho màu vào.

* Cách chơi: Yêu cầu bé tìm màu và cho vào rổ nhỏ. Mỗi rổ là 1 một, không được để nhầm rổ.

(nếu cho các bé chơi nhóm. thì chia ra thành 3 – 4 nhóm, mỗi nhóm 1 được 1 màu. Từng thành viên cuỉa nhóm lần lượt chạy đến rổ lớn, lấy 1 tờ màu của đội mình cho vào rổ nhỏ, rồi người tiếp theo lại lên. Lần lượt như vậy cho đến khi hết giờ. Cuối cùng đếm số lượng màu mỗi đội lấy được. Đội nào nhiều sẽ có quà.)

* Lưu ý, nếu cho chơi theo nhóm thì phải chuẩn bị nhiều giấy màu và số lượng các màu bằng nhau. Thời gian các đội thi không giới hạn, khi nhìn thấy màu trong rổ lớn còn khoảng 1/3 ban đầu là cho dừng lại để công bố kết quả.

2/Trò chơi xây nhà

Với những viên gạch nhựa đầy màu sắc, bé sẽ xây thành nhà búp bê, đường ray xe lửa… Trò chơi này giúp con bạn rèn kỹ năng tạo dựng các hình khối.

3/Bán đồ hàng

Một trong những trò chơi “ruột”của các bé gái là bắt chước mẹ nấu nướng với lá cây, cát… Nhiệm vụ của bạn là dành thời gian để cùng chơi với bé.

4/Rèn luyện trí nhớ

Đặt 5 món đồ vào trong một chiếc khay, gồm: một chiếc thìa, tách, món đồ chơi nhỏ, bút chì và lược. Hãy để trẻ ghi nhớ 5 món đồ ấy trong 1 phút. Sau đó dùng khăn phủ lại và xem bé nhớ được bao nhiêu thứ.

5/Vỗ tay theo nhịp

Đầu tiên bạn vỗ tay theo một nhịp điệu đơn giản rồi bảo bé lặp lại. Qua trò chơi này, bạn có thể phát hiện bé có bị chứng chậm biết đọc không.

6/Nhận diện mặt chữ cái

Trước hết, bạn cần chuẩn bị một bộ chữ cái (bằng gỗ, nhựa). Sau đó, viết một chữ lên giấy và bảo bé tìm thử.

7/Trẻ rất thích hát

Bạn hãy hát cho bé nghe những bài dễ thuộc và cho chúng nghe nhạc trong máy hát. Âm nhạc giúp tâm hồn trẻ thêm sâu sắc.

8/Chơi với con rối

Khuyến khích con sáng tác lời thoại cho những người bạn rối, thú bông. Đây là cơ hội rất tốt để bé rèn kỹ năng nói.

9/Ném bóng

Bạn đứng đối mặt với con, cách khoảng 1m, ném nhẹ quả bóng nhỏ về phía trẻ để chúng bắt bằng hai tay. Không chỉ vui, trò chơi còn giúp bé vận động toàn thân.

10/Mèo, gà… kêu thế nào?

Với trò chơi giả tiếng các con vật này, bé sẽ học được nhiều điều lý thú từ thiên nhiên quanh mình.

11/Dẫn bé đến hồ bơi

Ngoài việc học bơi, bé còn được thỏa sức chơi đùa dưới làn nước mát. Bạn đừng quên theo sát bé mọi lúc mọi nơi nhé!

Để giúp bé phát triển tốt khả năng nhận thức màu sắc, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

12/Trò chơi sắp xếp

Bạn hãy chuẩn bị một số hình khối nhiều màu sắc và hướng dẫn bé cách sắp xếp chúng theo từng nhóm màu sắc (màu đỏ xếp riêng, màu xanh xếp riêng…). Bạn cũng có thể đề nghị bé giúp bạn tìm và sắp xếp những chiếc tất có màu giống nhau. Bạn sẽ rất vui khi thấy bé dần dần nhận thức được các màu sắc cơ bản thông qua quá trình bé tự giải quyết các vấn đề.

13/Cầu vồng tự tạo

Bạn hãy tìm mua những chiếc rèm trang trí làm bằng nhựa trong nhiều màu sắc, hình dáng và treo ở cửa phòng bé hoặc ở cửa sổ nơi có ánh nắng chiếu vào. Ánh sáng chiếu vào những ô nhựa đầy màu sắc sẽ tạo nên những chiếc “cầu vồng” rực rỡ trên tường. Điều này sẽ làm cho bé yêu vô cùng thích thú. Bạn cũng có thể chỉ cho bé những màu sắc tạo nên “cầu vồng”.

14/“Bình thường hóa” màu sắc

Bạn có thể tạo những nhận thức ban đầu về màu sắc cho bé trong những cuộc đối thoại hàng ngày. Chẳng hạn như “Hôm nay con thích mặc áo màu gì?”, “Con tìm cho mẹ cái ôtô trắng nhé”…

Khi bạn đọc truyện cho bé nghe, bạn cũng có thể bảo bé tìm cho bạn con chim màu đỏ hay con sư tử màu vàng… trong tranh vẽ. Bạn cũng có thể hỏi bé xem con gà có màu gì?…

15/Phối hợp màu sắc

Bạn hãy chuẩn bị một ít đất nặn hoặc bột bánh và chia vào một số bát nhỏ. Thêm vào mỗi bát một vài giọt màu thực phẩm khác nhau và trộn đều màu sắc với đất nặn/bột bánh.

Sau khi chuẩn bị xong, bạn hãy cùng bé yêu khám phá sự trộn lẫn màu sắc. Bạn hãy giúp bé trộn lẫn những cục đất nặn/bột nhiều màu với nhau và cùng dự đoán xem màu sắc sẽ thay đổi như thế nào.

Bạn cũng có thể chuẩn bị một số lọ thủy tinh đựng nước sạch và nhỏ vào mỗi lọ một ít màu thực phẩm khác nhau. Đợi lúc trời nắng, bạn và bé yêu hãy cùng nhau mang những chiếc lọ này đặt lên bệ cửa sổ và ngắm sự biến đổi của màu sắc dưới ánh nắng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *