Tóm tắt lại gồm các phần chính như sau:
- Học Tiếng Anh Bắt Đầu Từ Đâu ? Phần 1 Chuẩn Bị – Sachwiki
- Học Tiếng Anh Bắt Đầu Từ Đâu ? Phần 2 Luyện Kỹ Năng Nghe – Sachwiki
- Luyện kỹ năng đọc
- Luyện kỹ năng nói
- Luyện kỹ năng viết
- Ngữ Pháp
- Từ Vựng
- Phonic (ngữ âm)
- Văn hóa địa lý lịch sử Anh – Mỹ giới thiệu chung
- Chia sẻ tài liệu, kênh học tiếng Anh
Trong việc học tiếng Anh, bên cạnh kỹ năng nghe thì đọc cũng chính là kỹ năng mà người học tiếng Anh cần cố gắng luyện tập hàng ngày. Lý do chính là:
- Tăng vốn từ vựng một cách tự nhiên
- Nhớ từ vựng, hiểu ngữ pháp và cách diễn đạt tự nhiên
- Tăng thêm kiến thức xã hội
Hầu như ai hỏi mình nên học Tiếng Anh như thế nào thì mình luôn đáp rằng: cố gắng nghe và đọc nhiều nhất có thể hàng ngày. Tuy nhiên, bây giờ nguồn tài liệu không hề thiếu nhưng lại loạn,. Làm sao chọn được đúng thứ nên đọc, đúng cấp độ mới là chuyện cần suy nghĩ. Nếu có thể, hãy tìm người giúp kiểm tra qua về trình độ và tìm sách phù hợp để đọc. Tránh việc nản chí vì đọc quá khó hoặc không tăng level vì đọc quá dễ.
Trình độ nào thì đọc gì?
Cơ Bản
Với các bạn trình độ cơ bản nhất nên Bắt đầu từ truyện tranh với sốchữ sốcâu ít và đơn giản, nội dung mình thích đọc. tập từ việc phải tra từ điển nhiều đến tra từ điển ít thay vào đó là tập đoán nghĩa của từ mới dựa trên ngữ cảnh. Chọn sách thì nội dung mình thấy thích, câu chữ thấy đơn giản hợp với trình độ mình đến đâu. Tuyệt đối đừng chọn sách khó rồi đọc vài hôm lại bỏ đó, hoặc tra từ vựng quá nhiều => tốc độ đọc chậm và nhanh chán.
Cấp Trung
Hoặc bạn perfect hơn hoặc bạn mãi chỉ dậm chân tại chỗ. Đôi khi biết mà không giỏi thì vẫn chưa là học. Với cấp độ này các bạn cố gắng đọc đa dạng các thể loại sách báo hơn. Mỗi một lĩnh vực, ngôn ngữ sử dụng đều không giống nhau. Thứ tiếng Anh mà đa số mọi người đang học chỉ là tiếng Anh chung để giao tiếp thôi. Cách viết, từ vựng, hành văn và ngữ điệu của Lĩnh vực văn học sẽ khác với lĩnh vực kỹ thuật rất nhiều. Tập trung nhiều hơn vào chuyên ngành của bạn chính là cách vừa học vừa giúp ích hơn trong công việc của bạn đấy.
(Các bạn của mìn đừng kêu mình dịch bài hộ nữa nhé, mình chỉ học chung tiếng Anh thôi, ngồi dịch y sinh lý hóa là cũng khoai lắm chứ đùa T_T )
Recommend bộ sách Nhật ký chú bé nhút nhát nhé.
Cấp Cao
Là cấp cao nhưng chắc không quá nhiều người có thể như native được, đó là điều mình dám khẳng định. Bây giờ nghe video mình có thể viết ra được từng chữ người ta nói nhưng thanh niên có nghịch ngợm nghe trộm hay người bản địa nói chuyện cũng mếu máo lắm, đọc sách chuyên ngành cũng buồn ngủ lắm.
Vẫn nên thực hành đọc nhiều lĩnh vực khác nhau và đọc nhiều hơn những sách có slang, thành ngữ, tục ngữ. Ví dụ tiếng Trung có điển tích điển cố, viết ra 5 chữ mà diễn dịch ra mất cả trang giấy. Chỉ khi nào đọc và nói được những gia vị trên cộng với hiểu được sense of humor thì mới là giỏi. Good kills Great!
Và đọc là chuyện cả đời nên đừng dừng lại.
Làm gì khi đọc
- Không nên tra tất cả các từ mới mà hãy cố gắng đoán nghĩa dựa theo ngữ cảnh
- Với các từ keyword khi tra nên note lại cả cách đọc và các từ loại của nó (vd một động từ thường có thể thành danh từ, tính từ, trạng từ bằng cách thay đổi ending, hoặc từ trái nghĩa khi thêm tiền tố)
- Khi đọc sẽ hay gặp được các collocations, phrase verb (kiểu như một cái nhà to chứ không ai nói là một con nhà to ý =)), idiom, vocab in use, … vậy nên hãy Ghi chú, highlight các cách diễn đạt đó lạivà học các phrasal verb (cụm động từ), . Hôm nay đọc được 2 trang thì hôm sau trước khi đọc trang thứ 3 hãy ôn lại (chỉ cần liếc qua mấy chỗ highlight). Học mà có ôn tập thì khó quên lắm 😀
- Tìm cách sử dụng từ vừa đọc được. Khi đọc thì pick up ra vài từ hay hay thông dụng rồi note ra sổ này, đặt câu với nó này, đi đố người khác này, chơi hanging man với người khác này, tra google với từ khóa đó xem nó đi đến đâu nữa này —-
- Hãy chú ý đến cách sử dụng thì. Một cách ngon lành để học ngữ pháp luôn. Mẹo năm xưa mình nhớ không trật nổi ngữ pháp là áp dụng nó vào một tình huống nào đó. vd như học quá khứ tiếp diễn thì nghĩ ngay đến lúc nhà mình hồi trước đang ăn cơm thì có khách đến mua rượu (tại mình sẽ là đứa phải đứng lên rót -_- ). “đang ăn thì khách đến” lúc nào phân vân dùng thì nào thì tưởng tượng tình huống câu ý ra và xét xử thôi. Vậy nên khi đọc hãy xem bối cảnh của đoạn mình đang đọc rồi nhìn vào động từ và trạng từ để xem câu ý người viết dùng ở thì nào nhé. Một tên bắn dăm đích luôn ấy.
- Đọc thật nhiều, AMAP (as much as possible) 😀
Một số cách đọc
Mình liệt kê một số cách để các bạn áp dụng khi đọc nhé:
- Học phương pháp Phonic để đánh vần những từ mới (tuy chỉ vần khoảng hơn 70% nhưng thế cũng ngon roài =))
- Đọc từ nhiều nguồn để phản xạ củ a bản thân linh hoạt hơn và cách dùng từ cũng đúng hơn với từng ngữ cảnh
- Liên tục đặt câu hỏi trong lúc đọc. Không chỉ đọc sách tiếng Anh mà sách nào cũng vậy, hãy để mình tập trung vào nội dung hơn là nghĩ rằng đang học đọc tiếng Anh cũng là một biện pháp khiến việc đọc thú vị và bớt chán cũng như hiểu sâu hơn đó. VD “What is the main idea of the text?” “What does the expression… mean?”, etc.
- Tìm ra mainpoint và cách đoạn văn giải quyết nó như thế nào. chính là cách giúp bạn cải thiện cả Writing luôn =))
- Đọc hiểu và đọc nhanh nếu phát huy cả hai thì tuyệt vời. đến một lúc lên cao rồi hãy luyện hai công phu này để sớm thành master nha. Phần này chuẩn bị cho con đường thành tú tài thành tiến sỹ đó. cái tuổi mà chỉ đọc đọc đọc -_- Luyện cách nhìn bài đọc theo từng cụm từ, rồi cả dòng, rồi có thể vài dòng một lúc; hoặc đọc theo kiểu zigzag từ trái qua phải. Loại bỏ dần thói quen đọc đọc từng từ từng từ một, đọc lướt thật nhanh hết đoạn text, quay lại đọc nhanh thêm 1 lần nữa xem mình có bỏ qua thông tin nào không. Nếu bạn đã hiểu hết các ý chính, chuyển sang đoạn text tiếp theo.
Skim and Scan
Có ai nghe qua loại đọc này chưa =) mình viết thêm chút để mọi người biết khái niệm và rèn luyện lỡ có đi thi còn có cách speed up (đặc biệt hữu ích trong thi cử )
Đối diện với một đoạn/bài văn dài lê thê, đừng run mà hãy
Áp dụng Skim đọc lướt qua các ý chính của bài chứ không đi sâu vào nội dung của bất kỳ đoạn nào. Phần này đọc thật nhanh thôi để nắm nội dung bài, các keyword nằm ở đâu và cả quan điểm của tác giả qua
- tiêu đề
- các câu mở đầu, câu kết thúc của các đoạn (do tiếng Anh hay viết theo quy nạp),
- nhìn qua các danh từ và động từ chính
- chú ý trả lời các câu hỏi who, what, which, where, when, why
- Cách thức trình bày của bài bằng cách dựa vào các marking words( từ dấu hiệu) như: firstly, secondly, finally, then, because, but , then, includes và những từ chỉ thời gian v.v. Từ đó suy ra cách bài văn được trình bày: Liệt kê hay so sánh hay theo thứ tự thời gian hoặc nguyên nhân kết quả nữa
Áp dụng Scan đây là phần đọc để tìm kiếm dữ liệu, thông tin cụ thể cần thiết cho việc trả lời câu hỏi và tránh bị tên ra đề đánh lừa vì các chi tiết nhỏ.
Phần này chủ yếu để phục vụ trả lời câu hỏi thôi bằng cách tìm keyword trong câu hỏi và back ngược lại bài viết, trong đầu như lúc tìm đồ vật chỉ truy các ý có từ khóa và đào sâu hơn chỗ có từ khóa để lấy thông tin (đôi khi từ khóa ko được dùng thẳng mà dùng bằng từ đồng nghĩa để đánh lừa và tăng độ khó). Cần định hình xem đó là loại thông tin gì, danh từ riêng hay số từ, ngày tháng …. hoặc lục lại trí nhớ lúc skim.
Cố gắng luyện cách học tiếng anh kỹ năng đọc trên nếu muốn thi tốt nhé 😉
Nguồn tài liệu
- Recommend series: Nhật kí chú bé nhút nhát (bản Anh) và các truyện cùng thể loại nhé
- Ở folder này mình có upload mẫu 1 số sách cho các cấp độ để bạn tham khảo
- Vice: https://www.vice.com/en_us
- NPR: https://www.npr.org
- Discover: http://discovermagazine.com
- Techcrunch: https://techcrunch.com
- Mental Floss: http://mentalfloss.com
- Life Hacker: https://lifehacker.com
- The every girl: http://theeverygirl.com
- Man intelligence: https://www.mantelligence.com
Hi vọng bài viết cung cấp cho bạn được cách học tiếng anh cơ bản từ đầu hữu ích.