1. Tra từ đồng nghĩa free tại https://www.powerthesaurus.org/ Website này tra từ đồng nghĩa cực hay và cực chuẩn, bạn có thể download app về dùng trên điện thoại nhé.
2. Luyện dictation (nghe và chép lại) trên: https://www.listen-and-write.com. Phương pháp nghe và chép lại hiệu quả là: NGHE tới đâu phải HIỂU tới đó, cố gắng tập trung hết sức có thể trong lúc vừa nghe, vừa chép, vừa hiểu (kết nối các từ khoá chép được thành 1 story)
3. Tra collocations tại https://ludwig.guru/ (trang này phải trả phí, có thể dùng free một vài giờ.
4. Apps – VOA learning English hoặc Spotlight English (Đặc biệt dành cho người mới học tiếng Anh hoặc người đang cần luyện phát âm hoặc luyện speaking chuẩn). Chọn 1 app bạn thích hơn, mỗi ngày học kỹ 1 bài. Nên nhớ là học kỹ, đọc hiểu nội dung, tra nghĩa của từ và cách phát âm, luyện shadowing theo audio. Đánh dấu và download lại bài đã học (app Spotlight cho phép download free)
5. Podbean (đặc biệt dành cho trình độ nâng cao): mọi podcasts đều có hết ở đây!. Mỗi buổi sáng thức dậy hoặc lúc tập thể dục bạn chọn nghe 1 bài bất kỳ. Nhớ chọn nội dung thu hút mình để còn có hứng tập trung nghe, nhớ download về để nghe lại hoặc nghe lúc không có mạng.
6. App luyện ngữ pháp hay free: LearnEnglish Grammar (British Council). Mỗi ngày luyện ngữ pháp một ít. Lý thuyết chưa rõ thì Google. Ngữ pháp cũng mất thời gian mới ngấm nên cứ phải kiên nhẫn luyện tập.
7. 1 app đọc báo tiếng Anh bất kỳ. Apple News, BBC News, Quartz News, vv. Mỗi ngày tập thói quen buổi sáng mở app ra đọc tầm 5 phút. Đọc nắm nội dung chính là được.
8. English Vietnamese Dict Box (app): Tra từ điển Anh Việt để hỗ trợ việc tra Anh Anh không hiểu rõ nghĩa. App này tính năng lưu trữ ôn tập nhắc nhở từ vựng khá hay, giao diện rõ ràng dễ nhìn, nội dung ổn. Cài 1 app từ điển Anh-Việt là đủ.
9. Kindle: Nếu không mua Kindle để đọc sách thì bạn down app Kindle từ điện thoại về, sign up (khá đơn giản). Download “Send to Kindle” về laptop, cài đặt, chọn 1 file bất kỳ và dùng Send to Kindle để gửi file đó vào app Kindle trên điện thoại. Mỗi ngày đọc một ít trên app này. Nên chọn tài liệu bạn cực kỳ thích để có cái lôi kéo bạn vào app. Đọc tới đâu tra từ và đánh dấu lại tới đó.
10. Các trang podcast khác dạy tiếng Anh free hay: https://teacherluke.co.uk; https://www.allearsenglish.com/episodes/; https://rocknrollenglish.com. Chọn 1 trang bạn thấy thích, download về mỗi ngày nghe 1 bài.
11. Netflix: Học tiếng Anh mà bỏ qua phần xem phim thì thật lãng phí. Không nên tiếc tiền mua tài khoản Netflix xem phim (trừ ai quá bận rộn). Bạn sẽ mất khoảng 160k 1 tháng, nếu share việc đăng ký với vài người khác thì sẽ rẻ hơn. Nên chọn phim mà lời thoại nhiều, lúc xem có thể để Engsub, xem lại không để sub (hoặc ngược lại). Nhớ là mình đang xem phim và học tiếng Anh.
12. Spotify: đăng ký gói premium (khá rẻ 59k/tháng) nghe nhạc vừa giải trí vừa học tiếng Anh cực thích.
13. Luyện nói với hội thoaị: www.eslfast.com. Bạn có thể download 2 app Esl Fast Speak và Esl Fast Read về dùng (phần audio vẫn chưa được tích hợp trên app)
14. Trang luyện nghe nói tiếng Anh nâng cao khác không thể bỏ qua: www.elllo.org
15. Youtube: Công cụ học free không thể thiếu chính là đây. Bạn nhớ chọn 1 2 kênh mà mình thật thích phù hợp với trình độ và follow theo thôi nhé. Lúc rảnh bạn xem được 1 video là tốt lắm rồi 🙂 Các bạn nghe tốt có thể subscribe Ted Talks hay Britain’s Got Talent hay Oscar, vv. các bạn nghe chưa tốt lắm nên đăng ký các kênh dạy tiếng Anh như Englishclass101, English with Lucy, vv. Bạn trình độ basic nhớ đăng ký kênh Jaxtina English Center là lưu lại playlist “Esl-Let’s talk in English”. Lúc rảnh xem hết 1 video là được!
16. Check lỗi ngữ pháp và spelling hay: www.grammarly.com
17. Kênh học tiếng Anh free với nhiều giáo viên bản địa cả giọng Anh Anh và Anh-Mỹ: www.engvid.com
——-
TỰ HỌC LISTENING & READING SKILLS
Việc luyện hai kỹ năng nghe và đọc tiếng Anh tốt chính là nền tảng để bạn thành thạo tiếng Anh. Thứ nhất, nghe và đọc tiếng Anh chính là “đầu vào” cần thiết để bạn có thể thực hành các đầu mục tiếng Anh khác (nói, viết, phát âm, ngữ pháp). Thứ hai, nghe và đọc tiếng Anh hàng ngày là cách tốt nhất để tích lũy từ vựng theo context một cách hiệu quả.
Vì vậy, đừng quá vội vàng muốn nói tiếng Anh thành thạo hay viết được tiếng Anh khi bạn chưa thực hành nghe và đọc “đủ”, thường xuyên và đều đặn. Một vài lưu ý sau nếu bạn cảm thấy việc luyện nghe và đọc của mình vẫn chưa thực sự hiệu quả:
A. READING SKILLS
Ngoài việc luyện đọc hàng ngày (tích tiểu thành đại) và liên tục update kho từ vựng nhiều chủ đề, có một số tips để luyện đọc hiểu hiệu quả, và quan trọng nhất là để bạn không bị cảm thấy nhàm chán, mất động lực học:
– Engage với texts khi đọc eBooks – Luyện đọc tập trung thông qua một key word: Mình đã áp dụng cách này và thấy nó tăng khả năng tập trung đọc của mình lên khá nhiều. Bạn sử dụng laptop, mở file cần đọc, chọn ctrl F (find) và gõ một từ khoá (thường liên quan tới topic của bài) => enter. Từ khóa đó sẽ được highlight xuyên suốt cả bài và bạn chỉ đọc các đoạn/câu xung quanh từ đó thôi, tập trung đọc cho tới khi hết cả bài. Sau đó thay đổi key word và làm lại từ đầu.
– Thay đổi các nguồn tài liệu đọc: Một trong những lý do mà khả năng reading không được cải thiện là do bạn không thường xuyên “get out of your comfort zone” và đọc nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Lựa chọn 1 trang báo, hay một cuốn sách tiếng Anh mà bạn chưa từng đọc, challenge yourself.
– Liên tục đặt câu hỏi trong lúc đọc: việc này khiến bạn focus vào nội dung đọc và hiểu sâu hơn những gì mình đọc, dừng laị bất cứ dòng nào. bạn không hiểu và tự đặt câu hỏi. “What is the main idea of the text?” “What does the expression… mean?”, etc.
– Luyện speed reading: Đọc hiểu đã là tốt rồi, nhưng đọc hiểu nhanh còn tốt hơn nhiều, đặc biệt khi các bạn cần phải hiểu nội dung của một tài liệu dài dằng dặc trong thời gian ngắn. Luyện cách nhìn bài đọc theo từng cụm từ, rồi tới cả dòng, rồi có thể vài dòng một lúc; hoặc đọc theo kiểu zigzag từ trái qua phải. Loại bỏ thói quen đọc đọc từng từ từng từ một (this is a super slow way of reading @@) Bấm giờ và đọc lướt thật nhanh hết đoạn text, quay lại đọc nhanh thêm 1 lần nữa xem mình có miss thông tin nào không. Nếu bạn đã hiểu hết các ý chính, chuyển sang đoạn text tiếp theo.
Dưới đây là các trang báo tiếng Anh (cho người native English speakers luôn) các bạn thử xem nhé:
🍀News and Current Events:
Vice: https://www.vice.com/en_us
NPR: https://www.npr.org
🍀Science and Technology:
Discover: http://discovermagazine.com
Techcrunch: https://techcrunch.com
🍀History and Trivia:
Mental Floss: http://mentalfloss.com
Life Hacker: https://lifehacker.com
🍀Fashion and Style:
The every girl: http://theeverygirl.com
Man intelligence: https://www.mantelligence.com
B. LISTENING SKILLS
Ngoài việc nghe liên tục hàng ngày (tự tạo môi trường tiếng Anh) và update từ vựng + phát âm chuẩn, có một số cách để bạn luyện nghe hiệu quả hơn và cảm thấy quá trình luyện nghe không làm bạn quá “nản”:
– Làm quen với nhiều dạng accents khác nhau, nói chuyện với nhiều người đến từ nhiều vùng khác nhau. Các Youtube videos thực hiện bởi rất nhiều người tới từ nhiều Quốc gia nói tiếng Anh khác nhau là những nguồn nghe “super hay”. Ngoài ra, bạn cũng sẽ tìm kiếm được speaking partners all over the world trên mạng, ví dụ như trên Convversation Exchange, LingoGlobe, Coeffee, Go Speaky, Coffee Strap (những kênh hoàn toàn free nhé. Đừng giới hạn bởi tiếng Anh Mỹ hay Anh Anh, có thể khi ra thế giới bạn sẽ thấy khó giao tiếp đó @@.
– Luyện nghe podcasts thật nhiều với các topics khác nhau: Hàng trăm các topics thú vị trên rất nhiều các kênh podcasts online hoàn toàn free, bạn có thể chọn cho mình một vài kênh yêu thích để nghe hàng ngày. Nghe tiếng Anh thực tế, nghe những gì mà người Anh Mỹ vẫn nghe hàng ngày chẳng hạn, thay vì chỉ nghe những video dạy học tiếng Anh. Một số kênh Podcasts hay tham khảo:
The American Life: https://www.thisamericanlife.org
Scientific American: https://www.scientificamerican.com/podcast/60-second-mind/
6-second mind: https://www.scientificamerican.com/podcast/60-second-mind/
Here’s The Thing: https://www.wnycstudios.org/shows/heresthething/
– Nghe và chép lại (dictation): cách này test khả năng nghe hiểu, nghe tập trung của bạn (lưu ý chỉ áp dụng cách này khi bạn đủ sự kiên nhẫn): Bạn có thể nghe một đoạn hội thoại, hoặc một đoạn podcast, phim hay bất cứ bài nghe nào, nghe và chép lại (bằng tay) những gì mình nghe được. Trong khi nghe và chép, cố gắng tập trung chép tới đâu hiểu tới đó. Nhìn lại những gì bạn transcribe, bạn sẽ thấy mình đã hiểu được bài nghe tới đâu, từ vựng còn thiếu là gì, ngữ pháp đang sai thế nào, từ nào được stressed từ nào không, đoạn nào nối âm nuốt âm dẫn đến khó nghe, vv. Nghe chép lại từng từ một, làm điều này hàng ngày, chắc chắn khả năng nghe của bạn sẽ được cải thiện. Một nguồn Dictation cực kỳ hay các bạn nên tham khảo là: TED Talks. https://www.ted.com/talks
Chúc các bạn học tốt ❤
st