Để tìm hiểu phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman là gì thì các bố mẹ hãy tham khảo ở bài viết trước của Sachwiki nhé.
Dạy Trẻ Thông Minh Sớm Theo Phương Pháp Glenn Doman
Ngoài ra, các bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm các trò chơi bổ ích cho trẻ để tăng khả năng nhận thức và phát triển.
*MỤC ĐÍCH CỦA HỌC LIỆU:
-Những tấm thẻ lớn sẽ cung cấp kích thích thị giác thích hợp.
-Những tấm thẻ lớn dễ đọc hơn những tấm thẻ bé.
-Thẻ phải được tráo thật nhanh, theo một trình tự cụ thể để làm cho thời gian học ngắn và thú vị.
-Ngắn gọn và thú vị là điều lý tưởng bởi vì khả năng chú ý của trẻ hạn chế.
-Học liệu phải được sắp xếp cụ thể.
-Trẻ học tốt hơn khi được dạy 1 cách có sắp xếp.
*TẠI SAO PHẢI GIÁO DỤC SỚM CHO TRẺ TỪ 0 TUỔI?
-Là quá trình kích thích chức năng của não bộ phát triển trong thời kì sinh trưởng của não.
-Là quá trình GD nhằm khai thác tối đa tiềm năng trí lực của con người.
-Là quá trình GD được tiến hành trong giai đoạn tốt nhất-“ giai đoạn vàng, cửa sổ của cơ hội”
*BỘ NÃO PHÁT TRIỀN NHƯ THẾ NÀO?
– Được phát triển bùng nổ từ giai đoạn thai nghén-6 tuổi.
-Sự phát triển của não bộ rất năng động-sự phát triển này có thể bị chặn hoặc làm chậm lại, nhưng điều đặc biệt nhất là sự phát triển của não bộ có thể được thúc đẩy nhanh hơn.
-Não người là vật chứa duy nhất mà bạn càng chất vào nhiều khả năng chứa của nó càng lớn.
-Nhận thức lại về thai nhi và trẻ nhỏ:
–
–CỬA SỔ CƠ HỘI:
–NĂNG LỰC CỦA NÃO TRÁI VÀ NÀO PHẢI:
–6 NĂNG LỰC TUYỆT VỜI CỦA TRẺ SƠ SINH:
1.Khả năng trực giác tuyệt vời/vô thức.
2.Khả năng ghi nhớ chụp ảnh.
3.Khả năng tính toán, lập trình như máy tính.
4.Khả năng âm nhạc hoàn hảo.
5.Khả năng lĩnh hội nhiều ngôn ngữ.
6.Khả năng hàn gắn bằng hình ảnh, tưởng tượng.
*ĐỂ NHÂN LÊN TRÍ THÔNG MINH CỦA CON MÌNH BẠN PHẢI:
-Cung cấp cho bé thật nhiều thông tin.
-Cho bé tiếp nhận thông tin thường xuyên để củng cố khả năng ghi nhớ vĩnh viễn của bé.
-Hãy luôn tạo cho bé cơ hội để sử dụng những thông tin bé tiếp nhận trong những tình huống có ý nghĩa.
-Cung cấp cho bé các chuỗi sự kiện có liên quan đến nhau để bé có thể kết hợp và sắp xếp những sự kiện đó vào nhiều tình huống ứng dụng nhất và có ích.
-Tăng dần cho bé các cơ hội để giải quyết các vấn đề với độ quan trọng cũng tăng dần.
*PHƯƠNG PHÁP KHAI MỞ TRÍ THÔNG MINH CHO BÉ:
-Hãy dạy bé vận động.
-Hãy dạy bé toán học.
-Hãy dạy bé đọc.
-Hãy cung cấp cho bé kiến thức Bách Khoa/TGXQ
-Hãy cho bé cảm thụ âm nhạc, hội họa, học ngoại ngữ.
*NHỮNG QUI TẮC VÀNG CỦA GLENN DOMAN:
-Bắt đầu càng sớm càng tốt.
-Luôn vui vẻ.
-Luôn tôn trọng và tin con.
-Chỉ dạy học khi trẻ vui vẻ.
-Tạo ra 1 môi trường học tập tốt.
-Dừng lại trước khi trẻ muốn dừng
-Thường xuyên giới thiệu những học liệu mới.
-Luôn kiên định và có tổ chức.
-Không kiểm tra trẻ.
-Chuẩn bị học liệu trước và kĩ càng.
-Hãy nhớ nguyên tắc an toàn:
Nếu bạn và con bạn không có tâm trạng tốt, hãy dừng lại.Nếu không bạn đang sai lầm đấy!
*KẾT QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH GLENN DOMAN:
-Tiếp nhận thông tin 1 cách nhanh chóng.
-Có trí nhớ tuyệt vời.
-Đạt được khả năng chú ý lâu.
-Có niềm yêu thích mãnh liệt trong một số lĩnh vực.
-Phát triển trí tưởng tượng sinh động, vượt lên những điều thông thường.
-Có mối quan hệ tốt với bố mẹ, giáo viên, những trẻ em và những người lớn khác.
*TẠI SAO LẠI LỰA CHỌN CHƯƠNG TRÌNH GLENN DOMAN
*NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG PHỤ HUYNH CẦN BIẾT TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU CHƯƠNG TRÌNH DẠY TRẺ THÔNG MINH SỚM:
1.NHỮNG VIỆC NÊN LÀM:
-Luôn cổ vũ trẻ.
-Luôn tự nhiên,tự phát, không gò bó.
-Hãy thoải mái
-Hãy là chính mình.
2.NHỮNG VIỆC KHÔNG NÊN LÀM:
-Không chờ đợi trẻ học.
-Không ép trẻ học.
-Không đe dọa trẻ.
-Không cao giọng với trẻ.
-Không dạy trẻ khi tâm trạng của bạn không tốt.
3.THÁI ĐỘ ĐÚNG KHI DẠY TRẺ HỌC SỚM:
-Luôn tin con mình.
-Chuẩn bị học liệu đầy đủ.
-Chuẩn bị trước mỗi lần dạy.
-Quan sát trẻ.
-Tự tin.
4.KHÔNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHI:
-Trẻ không muốn học.
-Khi trẻ bị ốm.
-Khi bạn có tâm trạng không tốt.
-Khi bạn đi du lịch.
-Khi bạn đang đi công tác và không ở nhà để thực hiện chương trình.
5.KHÔNG GIAN DẠY TRẺ:
-Phòng học màu nền trắng hoặc 1 màu.
-Không treo gì trên tường.
-Không có đồ chơi dưới sàn.
-Nếu có thể 2 bố mẹ cùng ở trong phòng.
-Tắt đài,tivi.
-Không để người nhà làm trẻ phân tán.
*DẠY TRẺ BIẾT ĐỌC SỚM
1.TẠI SAO CẦN DẠY TRẺ ĐỌC SỚM:
-Các ngôn ngữ được cấu tạo từ các dữ liệu được gọi là các từ, con số hoặc các nốt nhạc.Trẻ có thể học được bất cứ các dữ liệu nào nếu chúng ta dạy cho trẻ 1 cách chính xác và chân thực/
-Trẻ nhỏ muốn được học: Tất cả trẻ em đều là cá thiên tài về ngôn ngữ.Khả năng ngôn ngữ là một chức năng được định sẵn trong não bộ.Mọi trẻ đều có năng lực học ngoại ngữ trước 2 tuổi.Khả năng tiếp nhận thông tin tỉ lệ nghịch với tuổi tác.Dạy ngôn ngữ cho 1 trẻ 1 tuổi thì dễ hơn nhiều dạy 1 trẻ 7 tuổi.Nếu chúng ta dạy cho trẻ các thông tin. Trẻ có thể cảm nhận được những quy luật.Quá trình phát triển năng động của bộ não gần như hoàn tất.
2.TRẺ NHỎ CÓ THỂ HỌC ĐỌC:
-Giao đoạn từ 0- 6 tuổi là giai đoạn mang tính đặc biệt quan trọng cho tương lai của mỗi con người.Trong GĐ này, chúng ta cần đáp ứng những nhu cầu học hỏi mạnh mẽ của trẻ về mặt ngôn ngữ,cả ngôn ngữ nói, nghe,in,ngôn ngữ đọc.
Trong giai đoạn này trẻ nên học đọc, vì điều này sẽ giúp mở ra cánh cửa kho báu kiến thức của lịch sử nhân loại.
3.TRẺ NHỎ NÊN HỌC ĐỌC:
-Chức năng sẽ quyết định cấu trúc.Bộ não cũng giống như cơ bắp :nó phát triển khi được sử dụng.Bộ não là 1 thứ đặc biệt, bạn cho vào bao nhiêu nó sẽ chứa đầy bấy nhiêu.Nếu bạn tăng cường 1 chức năng của não bộ thì bạn sẽ cải thiện cả bộ não về 1 mặt nào đó.Trí thông minh là kết quả của quá trình tư duy.
Những trẻ học sớm có khả năng nhận thức sớm hơn các trẻ khác.Chúng cũng có khả năng đọc nhanh và toàn diện hơn.Trẻ cũng đặc biệt thích đọc.
*HỌC LIỆU DẠY ĐỌC:
CÁC THẺ LỚN, MÀU TRẮNG.KHÔNG BÓNG.
(1 inch = 2,54 cm)
-22inch* 6 inch-500 thẻ (Trình độ sơ cấp)
–22inch* 5 inch-300 thẻ ( TĐ trung cấp)
-22inch* 4 inch-200 thẻ ( TĐ cao cấp)
*BÚT VIẾT BẢNG LỚN:
-Đen: 5 bút
Đỏ: 10 bút
CÁC CÔNG CỤ ĐỂ LÀM:
CÁC DỤNG CỤ LÀM GÁY SÁCH, 150 gsm GIẤY
*VIẾT CHỮ:
-Viết nắn nót, khoảng cách rõ ràng, chữ cao ít nhất 3inch
-Viết chữ đó ra phần trên phía sau của thẻ.
-Phía sau thẻ nên để khung ngày tháng năm để tiện việc theo dõi tiến trình dạy trẻ!
NỘI DUNG CÁC CHỦ ĐỀ BỘ ĐỌC TIẾNG VIỆT (CÁC MẸ CÓ THỂ THAM KHẢO ĐỂ LÀM THẺ) THEO PP GIÁO DỤC SỚM CHO TRẺ 0-6 TUỔI THEO PP GLENN DOMAN:
-THÚ ĐỒ CHƠI
-CÂU
-THÀNH NGỮ
-TỤC NGỮ
-TỪ LÁY
-TỪ ĐỒNG NGHĨA
-TỪ TRÁI NGHĨA
-CỤM DANH TỪ-TÍNH TỪ
-CỤM ĐỘNG TỪ
-ĐỒ GIA DỤNG
-HỆ MẶT TRỜI
-CÁC LOÀI CHIM
-ĐỊA LÝ
-CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
-CÔN TRÙNG
-ĐỒ ĂN
-NGÀY TẾT
-LOÀI LƯỠNG CƯ
-BÒ SÁT
-HÌNH KHỐI
-NGÀY TRONG TUẦN
-BỘ PHẬN CƠ THỂ
-PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
-HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY
-CÁC LOẠI QUẢ
-NHẠC CỤ
-CÁC LOẠI HOA
-CÁC PHÒNG TRONG NHÀ
-ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
-CÁC LOẠI RAU THƠM GIA VỊ
-MÀU SẮC
-CÁC LOẠI RAU
-CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH, HỌ HÀNG
-ĐỘNG VẬT NUÔI, THÚ CẢNH
-ĐỘNG VẬT DƯỚI NƯỚC
-ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ BẾP
*KÍCH CỠ 1 THẺ CHỮ CỦA BỘ ĐỌC :
Cỡ chữ 7,4- 7,5 cm
Nét bút 1,25 cm
Lề xung quanh 1 cm ( để tráo ko bị che mất chữ)
Dài 55,8cm
Rộng 15,24cm
Độ dài có thể thay đổi sao cho chữ phù hợp cân đối.
Với TỪ ĐƠN thẻ chữ có thể giảm độ dài đi 1 nửa!
A-CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC ĐỌC THEO PP GLENN DOMAN:
-1 bộ thẻ : 5 từ
-Tần suất 3 lần / ngày
-Cường độ: các thẻ cỡ lớn
-Thời gian tráo: 5s
-Nội dung học hàng ngày: 3-5 bộ
-Từ mới: 5 thẻ mới mỗi ngày
-Nghỉ giải lao : 15 phút
Luôn xáo trộn thẻ trước khi tráo thẻ
Luôn dừng trước khi trẻ muốn dừng
Khoảng cách giữa thẻ và bé là 40-45 cm (18 inches)
Mỗi lần tráo thẻ cách nhau khoảng 15 phút
-5 nhóm từ * 3 lần: 15 lần đọc
-5 nhóm từ * 5 thẻ trong mỗi nhóm : 25 thẻ
-25 thẻ * 3 lần: 75 thẻ đọc /ngày
-Sau 5 ngày đầu tiên: rút mỗi nhóm 1 thẻ cũ,cho thêm mỗi thẻ của cùng nhóm đó vào
-Hàng ngày tiếp tục lấy 1 thẻ cũ ra và cho thêm 1 thẻ mới vào.
LƯU Ý:
-Tốc độ là điều quan trọng.Thà trẻ bị bỏ qua mất 1 thẻ còn hơn tráo thẻ chậm.
-Giọng đọc của bạn phải to, rõ ràng!
-Hãy mỉm cười và vui vẻ!
-Đừng bẫy con ngồi vào ghế ăn cao.
-Đừng cố bắt con phải tập trung chú ý.
-Hãy để trẻ thèm muốn.Chúng sẽ đòi để được tráo thẻ.
-Không tráo những thẻ vần: táo, báo, cáo….
-Tốt hơn hãy dạy trẻ những từ ngẫu nhiên trong 1 nhóm.
-Hãy đơn giản hóa.Hãy tự xây 1 chương trình mà con bạn có thể dễ dàng thắng cuộc.
-Trẻ cũng muốn được tôn trọng
-Trẻ nhỏ là những thiên tài về ngôn ngữ
-Chúng ta không áp dụng cách ở trường học vào chương trình của chúng ta.
CHỮ CÁI A, B, C
-Trẻ nhỏ không cần đến a b c để có thể đọc được
-Chúng cũng chưa cần đến thứ tự
-Đọc không phải là đánh vần hay đọc ra thành tiếng.
TỪ GHÉP- TỪ ĐA TIẾNG:
-Không nên tách ra thành 2 từ
-Không tráo chậm
CỤM TỪ
-Cho trẻ cơ hội tự tạo những cụm từ
-Dùng các thẻ cũ để tạo ra các cụm từ.
CÂU
-Cho phép trẻ tự đặt câu.
-Không tráo chậm lại
-Đọc càng nhanh càng tốt
SÁCH
-Làm sách cho bé bằng những từ quen thuộc
-Tranh và từ cần tách nhau
-Có thể bắt đầu bằng 5 từ trong 1 trang
CÁC QUI TẮC LÀM SÁCH
-Giảm dần các kích thước chữ một cách từ từ.
-Thay phông chữ từ màu đỏ sang màu đen.
-Tăng từ từ số lượng từ trên 1 trang
TĂNG CƯỜNG VIỆC ĐỌC CHO TRẺ:
Phân nhóm các từ đã học thành:
-Chủ ngữ
-Hoạt động
-Tân ngữ
CÁC SÁCH TỰ TẠO:
-Các từ, cụm từ, và câu có liên quan đến nhau
-Minh họa ở trang sau
-Hấp dẫn, thú vị, ngắn gọn
-Có nhóm từ vựng rõ ràng
CHƯƠNG TRÌNH CHO TRẺ MỚI BẮT ĐẦU
-25 thẻ mỗi ngày
-5 nhóm, mỗi nhóm 5 từ
-Dạy 3 buổi học 1 ngày
-15 lượt tráo thẻ đều cho cả ngày
-Nhắc lại 25 thẻ trong vòng 5 ngày liên tục
CHƯƠNG TRÌNH CHO TRẺ TRÌNH ĐỘ TRUNG
-50 thẻ mỗi ngày
-5 nhóm, mỗi nhóm 10 từ
-Tráo 3 lần 1 ngày
-15 lượt tráo thẻ đọc trong cả ngày
-Nhắc lại 50 thẻ này trong 5 ngày liên tiếp nhau.
-Từ ngày thứ 6 trở đi, mỗi ngày bỏ 2 thẻ cũ trong mỗi nhóm thẻ ra và cho thêm vào 2 thẻ mới.Điều này có nghĩa là mỗi trẻ được xem 280 thẻ mới mỗi tháng.
-Mỗi thẻ sẽ được tráo 15 lần
-Sau mỗi thẻ cần ghi ngày đầu tiên học thẻ để theo dõi tránh nhầm lẫn.
CHƯƠNG TRÌNH HỌC ĐỌC NÂNG CAO:
-100 từ mỗi ngày
-10 nhóm từ, mối nhóm 10 từ
-Tráo thẻ 3 lần 1 ngày
-30 lần tráo thẻ trong suốt cả ngày
-Nhắc lại 100 thẻ trong 5 ngày liên tiếp
*DẠY TRẺ BIẾT LÀM TOÁN SỚM:
TẠI SAO CẦN DẠY TRẺ HỌC TOÁN:
–Toán học cũng là 1 ngôn ngữ.Trẻ có thể học được bất cứ các dữ liệu nào nếu chúng ta dạy cho trẻ một cách chính xác và chân thực.
Không đứa trẻ nào muốn học toán nếu chúng không biết đến sự tồn tại của toán học, mọi trẻ đều muốn tiếp nhận thông tin về mọi thứ quanh nó, và hiểu theo đúng cách.Toán học cũng là 1 trong số những điều trẻ muốn học và Toán là điều đáng để học.
-Trẻ nhỏ muốn được học toán.
-Trẻ nhỏ có thế học Toán.
*CHUẨN BỊ HỌC LIỆU:
-Các thẻ lớn, màu trắng, không bóng.
-Trình độ căn bản:110 chiếc 28*28cm để làm thẻ chấm.
-Trình độ trung bình:110 chiếc 28*28cm để làm thẻ số
-Trình độ nâng cao: 50 chiếc 28*28cm để làm thẻ các kiến thức toán.
-Chuẩn bị các chấm đỏ và bút viết to
-6000 chấm
-Kích thước 1 chấm:1,8cm
-Bút viết đen nét to.
DÁN CHẤM
-Các chấm đỏ cần được dán lên các tấm thẻ từ 1-100.
-Không theo trình tự
-Không theo quy luật.
-Viết các công thức toán lên mặt sau của các thẻ trắng.
-Mỗi 1 thẻ chấm phải có ít nhất 3 phép toán
3 cho phép cộng, 3 cho phép trừ, 3 cho phép nhân,3 cho phép chia
-Viết bằng mực đen
-Ở mỗi góc viết con số các dấu chấm.
HÌNH ẢNH MẶT TRƯỚC VÀ MẶT SAU 1 THẺ TOÁN:
–CÁC THẺ SỐ VÀ BIỂU TƯỢNG:
-Viết bằng bút đen,viết số từ 0 đến 100.
-Ở mặt sau của các tấm thẻ, viết số tương ứng ở góc trên cùng bên phải
-Viết các biểu tượng: cộng, trừ, nhân, chia, bằng,lớn hơn, nhở hơn, căn…
*CÁC KIẾN THỨC TOÁN BAO GỒM:Tuổi tác, thời gian, khoảng cách,tiền, trọng lượng,tốc độ, máy tính.
VD:-Mẹ bao giờ cũng 28 tuổi J
-1.073.741.824 bytes bằng một Gigabyte
B-CHƯƠNG TRÌNH TOÁN
-Mỗi buổi học: 10 thẻ
-Tần suất: 3 buổi/ngày
-Mật độ: 11”* 11” (kích cỡ thẻ hình vuông: 28*28 cm)
-Thời gian: 10 giây
-Thẻ mới thêm vào: mỗi ngày 2 thẻ
CHƯƠNG TRÌNH HỌC TOÁN
-Ngày 1-3 bắt đầu với các thẻ chấm từ 1-10( GIỮ NGUYÊN THỨ TỰ,KO XÁO TRỘN)
-Ngày t4 bắt đầu xáo trộn tất cả các thẻ và trộn 10 thẻ với nhau.
-Ngày t5 thực hiện giống ngày t4
-Ngày t6 bỏ thẻ chấm 1 và thẻ chấm 2, thêm vào thẻ chấm 11 và thẻ chấm 12
-Từ ngày t7 trở đi, bỏ đi 2 thẻ và thêm 2 thẻ mới mỗi ngày.
-Khi thẻ thứ 20 được cất đi, hãy cho trẻ thực hiện phép cộng trong 2 tuần
-Sau phép cộng là phép trừ, phép nhân và phép chia
-Trong mỗi phần, hãy thực hiện 3 phép toán khác nhau
-Các phép toán phải khác nhau.Chúng tôi không muốn trẻ sơ sinh học thuộc long các phép toán.
-Luôn nói đây là: “số lượng dấu chấm” ở buổi đầu tiên
-Các tên ký hiệu không thay đổi: cộng chứ không phải thêm, trừ chứ không phải bớt
-Đừng bao giờ cho rằng trẻ cần phải đếm,đếm sẽ tạo ra quy luật về dãy,trẻ không cần quy luật dãy đó.
TOÁN CAO CẤP
-Toán học tồn tại ở các hình thức:khoảng cách, thời gian, trọng lượng,tiền tệ, số lượng, đo lượng,tuổi tác, nhiệt độ
*TẠI SAO CẦN CUNG CẤP CHO TRẺ TRI THỨC BÁCH KHOA?
-Mỗi 1 trẻ em ngay khi được sinh ra đã có một quyền vốn có là sự thông minh cực độ.Đó là 1 đặc quyền mà tự nhiên đã ban tặng cho trẻ.Đặc quyền này là bẩm sinh, nó đã được định hình trong gen của Người Hiện Đại.
Trẻ em thích học hơn thích ăn.Trẻ thích học hơn là chơi đùa.Trẻ nghĩ rằng việc học hỏi là kĩ năng sinh tồn và nó đúng là 1 kĩ năng sinh tồn.Học hỏi chính là cách trẻ thu thập các kiến thức.Chỉ có kiến thức không có nghĩa là thông minh.Cung cấp cho trẻ các kiến thức bách khoa là cung cấp cho trẻ nền tảng của sự thông minh.
*THẺ THÔNG MINH:
-Phải chính xác
-Chỉ có 1 đối tượng duy nhất,không được có phần nền dễ gây nhầm lẫn.
-Phải có 1 cái tên đặc trưng.
-Phải mới mẻ
-Phải đủ lớn
-Phải rõ ràng.
*LỰA CHỌN CÁC MỤC:
Sinh học, lịch sử, địa lý,âm nhạc, toán học, nghệ thuật,giải phẫu sinh lí người,khoa học chung, ngôn ngữ, văn học.
*CUNG CẤP KIẾN THỨC BÁCH KHOA NHƯ THẾ NÀO?
Cung Cấp 10 thông tin đằng sau thẻ : tên thẻ, đặc điểm, sinh sống,có lợi, có hại, thức ăn….
VD Chủ đề TGXQ Sinh học:Bộ lưỡng cư, chim săn mồi,động vật có vú, bướm và ngài,khủng long,lớp bò sát, côn trùng,sinh vật biển, lá cây,hoa, bộ linh trưởng,lớp chim.
C-CHƯƠNG TRÌNH TRI THỨC BÁCH KHOA
-1 buổi học: 10 thẻ
-Tần suất:3 lần 1 ngày trong 10 ngày liên tiếp
-Mật độ: thẻ 11”* 11” ( kích thước thẻ: 28*28)
-Khoảng thời gian: 10s hoặc hơn
-Thông tin đằng sau thẻ, ba mẹ đọc khi đã tráo xong 10 thẻ ( CHÍNH LÀ KHOẢNG THỜI GIAN CHƠI 15 PHÚT SAU KHI TRÁO)
D-CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP
VỚI CÁC BỐ MẸ ĐI LÀM: CHỈ TIẾN HÀNH 1 BUỔI HỌC VÀ:
-BỘ A: 5 thẻ đọc-5 thẻ làm toán-5 thẻ ngoại ngữ-10 thẻ kiến thức bách khoa-3 công thức toán
-BỘ B: 5 thẻ đọc-5 thẻ làm toán-5 thẻ ngoại ngữ-10 thẻ kiến thức bách khoa-3 công thức toán
VỚI CÁC BỐ MẸ Ở NHÀ.CÓ THẾ TIẾN HÀNH 3 BUỔI HỌC VÀ NHIỀU BỘ HỌC ,CÓ THỂ LÊN TỚI 7 BỘ:
-BỘ A: 5 thẻ đọc-5 thẻ làm toán-5 thẻ ngoại ngữ-5-10 thẻ kiến thức bách khoa-3 công thức toán
-BỘ B: 5 thẻ đọc-5 thẻ làm toán-5 thẻ ngoại ngữ-5-10 thẻ kiến thức bách khoa-3 công thức toán
BỘ C: 5 thẻ đọc-5 thẻ ngoại ngữ-5 -10 thẻ kiến thức bách khoa-3 công thức toán
VD :chương trình học tối đa cho bé với điều kiện ba mẹ ở nhà:
*NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG ĐỂ DẠY TRẺ THÀNH CÔNG:
-Thời gian nghỉ ngơi giữa mỗi phần là 15 phút.
-Tối đa Số lần nhắc lại thẻ là 15 lần ( bằng 3 buổi học)
-Các phép toán phải luôn luôn khác nhau.
-Toán học chỉ có 2 bộ.
HÃY DẠY CON VÌ ĐÓ LÀ ĐIỀU TUYỆT VỜI VÀ LÀ ĐẶC QUYỀN CỦA BẠN
-Khi dạy trẻ học, quan trọng nhất là không để trẻ mất tập trung : tắt điện thoại, tivi, đài, người khác làm phiền….
-Nếu bạn cảm thấy việc này như là 1 nhiệm vụ, thì đừng làm nó!
-Đặc quyền là một thứ mà con người luôn tìm kiếm.
-Nói to, rõ ràng, với 1 sự nhiệt tình lớn.
-Không để trẻ bị phân tán thị giác, thính giác, và xúc giác.
*LUÔN GIƠ HỌC LIỆU THẬT NHANH:
-Tốc độ là rất quan trọng
-Khi tráo thẻ với tốc độ thật nhanh như thế, não bộ dễ dàng ghi lại.
-Khi chúng ta làm chậm lại thì não bộ cũng sẽ phản ứng chậm
*LUÔN DỪNG LẠI TRƯỚC KHI TRẺ MUỐN DỪNG:
-Trẻ cần nghỉ ngơi.
-Khi chúng ta dừng lại trước khi trẻ muốn dừng, điều đó sẽ làm trẻ muốn học thêm nữa.
-Nếu trẻ muốn học thêm thẻ từ, hãy nói với trẻ là sẽ học trong lần sau.
*LUÔN TIN RẰNG TRẺ HIỂU ĐƯỢC NHỮNG GÌ BẠN DẠY TRẺ.
-Chúng ta cần đặt lòng tin vào trẻ, và trẻ sẽ cảm nhận được điều đó.
-Trẻ sẽ học tốt hơn nếu chúng ta tin tưởng vào khả năng của trẻ.
*Những cách kiểm tra dưới dạng trò chơi trẻ rất thích: ( sau khi đã dạy xong các thẻ ít nhất 15 lần tráo)
–Trò Xem ai nhanh hơn: mẹ để 3 -5 thẻ trên sàn.
Mẹ nói: A, bây giờ mẹ con mình cùng chơi trò Ai nhanh hơn nhé, con có thích chơi không nào?
Nếu trẻ hứng thú cả bé và mẹ cùng chơi:
Đập tay vào thẻ toán: Mẹ vừa nhìn thấy thẻ 3 chấm, mẹ thích đập tay vào nó quá, mẹ con mình cùng đập xem ai nhanh hơn nào?
Mẹ sẽ đập chậm hơn bé để bé thắng,tuy nhiên thỉnh thoảng mẹ cũng nên thắng nhé :”>
Đập tay vào thẻ đọc: Mẹ rất muốn đập tay vào thẻ chữ : Bố……
–Trò chơi Đi chợ mua đồ : áp dụng cho thẻ dạy Thế giới xung quanh
Mẹ để các thẻ trên mặt bàn, bé đi xe đạp 3 bánh, hoặc đi bộ cầm làn để đi mua các thẻ.
Mẹ yêu cầu: mẹ thích ăn cá rô quá, con đi mua cho mẹ nhé.
Bé sẽ đi tới bàn thẻ và tìm cá cho mẹ….lần lượt yêu cầu các đồ vật, hoặc con vật khác…
Chỉ áp dụng từ 5-10 thẻ hoặc ít hơn.Và thỉnh thoảng các ba mẹ mới áp dụng cách kiểm tra này nhé.Vì theo PP thì không cần thiết phải kiểm tra trẻ, với những gì ba mẹ làm đủ để kích thích tiềm năng não bộ của trẻ mỗi ngày!
*VỚI NHỮNG TRẺ HIẾU ĐỘNG, HOẶC HAY MẤT TẬP TRUNG( trên 1 tuổi)
-Ba mẹ không nên nói học đi nào, học đi nào, mà nên nói Mẹ con mình cùng chơi với các thẻ chữ nhé,dùng các từ ngữ kích thích sự tò mò của trẻ: mẹ có cái này rất hay,cho con xem này, mẹ có 1 điều hấp dẫn, tuyệt vời……
-Không cứng nhắc bắt trẻ ngồi đúng 1 chỗ đối diện với mình, luôn tạo cho trẻ cảm giác thoải mái , ko áp đặt, có thể cho trẻ ngồi lòng mình vào tráo thẻ.
–Với những trẻ bé từ 0-3 tháng để bé nằm ngửa và ba mẹ tráo thẻ như bình thường.
-Tráo 5 thẻ mà trẻ nhìn 1-3 thẻ cũng là thành công !
-Nếu cầm thẻ và tráo , tay che mất chấm hoặc chữ cũng không sao, vì trẻ có khả năng tổng hợp hình ảnh rất tuyết vời!
-Học liệu khi tráo cho bé xong thì nên cất ngay sau lưng để trẻ không nghịch và làm rách.
-Quy định với trẻ trước khi dạy là Nếu con ngoan mẹ sẽ cho con xem thứ này rất hay.!
CHÚC CÁC BA MẸ DẠY BÉ THÀNH CÔNG NHA:x
CÁC BA MẸ NÊN NHỚ CÁC BÉ CHỈ HỢP TÁC HỌC KHI CẢM THẤY THOẢI MÁI, VUI VẺ, AN TOÀN ,HỌC NHƯ CHƠI 1 TRÒ CHƠI MỚI LẠ, HẤP DẪN TỪNG NGÀY.ĐẮC BIỆT TRẺ RẤT DỄ BẮT SÓNG TIÊU CỰC TỪ CHÚNG TA, VÌ VẬY VIỆC CHUẨN BỊ TÂM THÁI KHI BẮT ĐẦU DẠY BÉ RẤT QUAN TRỌNG ĐỂ CÓ THỂ DẠY BÉ THÀNH CÔNG TRONG BUỔI HỌC NGÀY HÔM ĐÓ!
HỌC LIỆU NẾU CÁC BA MẸ LÀM THÌ ĐỘ CỨNG CỦA THẺ PHẢI ĐƯỢC ĐẢM BẢO ĐỂ TRÁO THẺ CÀNG NHANH CÀNG TỐT!
NÊN TẬP TRƯỚC GƯƠNG ĐỂ ĐẢM BẢO ĐỘ NHANH, LIỀN MẠCH KHI TRÁO.
LUÔN CÓ SỰ TƯƠNG TÁC VỚI BÉ KHI TRÁO, TRÁNH TRƯỜNG HỢP MẢI NHÌN CHỮ SAU THẺ MÀ QUÊN KHÔNG NHÌN BÉ !